Những câu hỏi liên quan
Lê Hà Linh
Xem chi tiết
Hoàng phu
Xem chi tiết
Hoàng phu
5 tháng 11 2021 lúc 14:26

Giúp em vs ạ

Bình luận (0)
Khuất Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 6 2018 lúc 7:36

Bài học lịch sử:

- Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối nhâm hiểm của kẻ thù xâm lược.

- Trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu quốc gia.

- Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh tổ quốc.

Bình luận (0)
Mạc Hy
Xem chi tiết
Linh vy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
17 tháng 12 2017 lúc 19:41

Bài làm:

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có thể coi là truyền thuyết bi tráng nhất và cũng là tấn bi kịch đầu tiên, lấy nước mắt và sự căm phẫn của người đọc trong văn học dân tộc. Giá trị lịch sử của truyền thống luôn luôn là đề tài mới mẻ đối với dân tộc ta trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Bài học về sự cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước.

Truyền thuyết đề cập tới việc xây dựng thành ốc và chế nỏ thần Kim Quy. Thần Kim Quy là nhân vật thần thoại xuất hiện đầu và cuối truyền thuyết góp phần tô đậm yếu tố thần kì trong tích yểm trừ yêu quái để xây dựng Loa Thành và chế tạo nỏ thần. Nhờ có nỏ thần mà giặc phương Bắc luôn thua trận khi đem quân sang cướp phá nước Âu Lạc.

Tuy nhiên, vì suy nghĩ chủ quan có thành cao, hào sâu và nỏ thần nên An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của kẻ thù năm nào từng mang quân xâm lược nước ta, tàn sát nhân dân ta chẳng khác nào hành vi nuôi cáo trong nhà. Đồng thời nhà vua đã bất cẩn khi để lộ bí mật quốc gia cho con gái biết để con gái đem kể với con rể và cho chồng xem trộm. Thậm chí khi bị gian tế ngầm làm cái nỏ giả thay vuốt Rùa Vàng mà nhà vua cũng chẳng mảy may biết gì. Khi nước lâm nguy mà nhà vua vẫn điềm nhiên đánh cờ và tự đắc về nỏ thần, vua đâu có biết con rể Trọng Thủy đã ăn cắp được lẫy nỏ thần đem về nước rồi. Cho đến khi bị gặc là chàng con rể truy kích đến đường cùng nhà vua kêu trời hại, đâu phải trời hại. Thành nước vỡ tan, vó ngựa xâm lăng của cha con Triệu Đà là thảm kịch do sự chủ quan, kinh địch của chính An Dương Vương.

Khi Rùa Vàng hiện lên và chỉ rõ sự thật An Dương Vương mới tỉnh ngộ và hiểu ra cơ sự và chỉ còn biết cách chém Mị Châu và đâm đầu xuống biển và ôm theo mối hận thù thiên thu. Trước sự chủ quan, kinh địch khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than chính nhà vua phải là người chịu trách nhiệm nặng nề của lịch sử nhưng nhân dân ta đã dành cho An Dương Vương tình thương, sự nhân đạo đồng thời cũng là đánh giá công minh công lao dựng nước xây Loa Thành, và cảm thông cho tấm lòng thành thực trong việc hữu hảo, không muốn chiến tranh liên miên. Nhưng sự chân thành và nhân từ ấy đã bị kẻ thù nham hiểm lợi dụng gây nên thảm họa cho quốc gia và cái chết của An Dương Vương chính là hình phạt.

Bình luận (0)
Nguyen
19 tháng 10 2019 lúc 21:37

Tham khảo:

1. Mở bài:

- Giới thiệu truyền thuyết

- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.

2. Thân bài:

* Cảm nhận về công lao dựng nước

- Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.

→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

- Quá trình xây thành

+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.

+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.

+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc

→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

- Chế nỏ

+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

→ Bài học về dựng nước và giữ nước.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung:

+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.

+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

- Nghệ thuật:

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu

+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

An Dương Vương và những sai lầm dẫn đến mất nước

- Những sai lầm của An Dương Vương

+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.

+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.

+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

Kết bài

- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương

- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.



#Walker

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen
19 tháng 10 2019 lúc 21:38

Tham khảo:

An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.

Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.

Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần, cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.

An Dương Vương là vị vua có thật trong lịch sử Việt nam từ những thời kì đầu dựng nước và giữ nước. Truyền thuyết về vua An Dương Vương được gắn thêm những yếu tố li kì huyền ảo lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện về vua An Dương Vương dựng nước và để mất nước là bài học quý báu được ông cha ta gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Vua An Dương Vương là tấm gương cho tinh thần yêu nước và bài học giữ nước còn hiệu quả đến tận ngày nay.

Vua An Dương Vương là vị vua có lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước. Vua có tài trí và tầm nhìn xa trông rộng khi dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa – nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện. Ngay sau khi dời đô, vua cho xây thành đắp lũy, chống giặc ngoại xâm. Có thể thấy đây là một vị vua tài trí anh minh và biết lo nghĩ cho dân cho nước. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước mà nhà vua đã không bỏ cuộc, kiên trì xây thành không quản ngại khó khăn.

Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện sự ngợi ca công đức nhà vua, tự hào về chiến công và thành tựu thời Âu Lạc và đồng thời là lời tán thưởng của nhân dân về những hành động bảo vệ nước của vua An Dương Vương. Những điều vua làm là hết mực hợp lòng dân, ý trời vì thế Trời đã sai Rùa Vàng đến giúp vua. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần, cùng với Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Có thể nói, vua An Dương Vương đã để lại cho chúng ta niềm tự hào lớn về tinh thần chống xâm lược, bảo vệ đất nước của vua cũng như của ông cha ta hơn hai ngàn năm về trước.

Sáng suốt là thế nhưng An Dương Vương vẫn mất cảnh giác với kẻ địch để xảy ra một tấn bi kịch đau thương. Sau chiến thắng với Triệu Đà, vua đã nghĩ Triệu Đà khâm phục mà đầu hàng, không còn âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Vua đã mất cảnh giác mà không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn đưa Trọng Thủy sang Âu Lạc làm rể để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Mị Châu là công chúa nhưng thực lòng yêu thương chồng, gián tiếp tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo và trộm nỏ thần. Bí mật quốc gia, sự an nguy của cả một đất nước đã bị đánh mất bởi chính những thiên tử mà nhân dân ta tin tưởng. Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương không những không tỉnh ngộ mà còn cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Có lẽ chiến thắng dễ dàng nhờ nỏ thần khi trước đã làm cho vua An Dương Vương chủ quan khinh địch. Vua không biết rằng để bảo vệ đất nước ta phải luôn luôn cảnh giác phòng bị với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Sự chủ quan ấy dẫn đến kết cục bi thảm, đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

An Dương Vương cho ta một bài học trong việc bảo vệ đất nước. Tình yêu con sâu sắc đã làm vua An Dương Vương mù quáng. Khi đến bước đường cùng, vua mới nhận ra địch ngay bên cạnh mình. Chính tay vua đã hạ kiếm chém Mị Châu, điều đó biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng – biểu tượng dân tộc – giúp nhà vua xây thành, chế nỏ tượng trưng cho trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì nàng thân là công chúa nhưng vì tình yêu mù quáng mà dẫn giặc hại nước, hại cha. Cái chết thảm của Mị Châu thể hiện sự kiên quyết, thái độ không khoan nhượng của nhân dân ta đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

An Dương Vương tuy có tấm lòng thương nước thương dân, có công xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng đồng thời cũng có tội. Cái tội của vua là chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan. Vua An Dương Vương không chết bởi điều đó thể hiện lòng tự tôn dân tộc, đồng thời là sự phán xét công bằng của ông cha ta với một vị vua đáng kính trọng vừa có công vừa có tội.

#Walker
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ hoàng hiểu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 11 2017 lúc 9:09

a, Nhân vật chính của truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy

b, Tóm tắt truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy theo nhân vật An Dương Vương:

An Dương Vương nước Âu Lạc tên Thục Phán, vua cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng đắp tới đâu lại đổ tới đó. Một hôm có cụ già mách rằng sẽ có xứ Thanh Giang tới giúp vua xây thành. Hôm sau, xứ Thanh Giang chính là Rùa Vàng tới giúp vua, chỉ trong vòng nửa tháng thành đã được xây xong. Trước khi ra về Rùa Vàng còn tháo vuốt đưa cho vua làm lẫy chống giặc. Có thành kiên cố, lại có nỏ thần, nên vua đánh thắng Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Khi Triệu Đà lập mưu cho con trai Trọng Thủy sang cầu hôn Mị Châu- con gái vua Thục, ở rể và đánh cắp nỏ thần. Quân Triệu Đà mang quân sang tấn công An Dương Vương, nhà vua cậy có nỏ thần nên vẫn thản nhiên. Cuối cùng Loa Thành thất thủ, vua cưỡi ngựa đưa con chạy xuống phía Nam, trên đường đi Mị Châu rắc lông ngỗng làm dấu. Chạy tới bãi biển Rùa Vàng nổi lên nói kẻ phản tặc sau lưng nhà vua. Vua bèn tuốt gươm chém đầu Mị Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước xuống biển.

c, Tóm tắt truyện theo nhân vật Mị Châu

Mị Châu là con gái vua An Dương Vương, nàng lấy Trọng Thủy con trai Triệu Đà (kẻ thù của nước Âu Lạc). Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh cắp nỏ thần. Triệu Đà mang quân sang xâm lược nước Âu Lạc, vua An Dương Vương mất nỏ thần nên thua trận. Vua cưỡi ngựa đưa con gái Mị Châu chạy xuống phía Nam cầu cứu xứ thần Thanh Giang, trên đường đi, Mị Châu rắc lông ngỗng làm dấu theo hẹn ước với Trọng Thủy. Tới bờ biển, Rùa Vàng nổi lên hét lớn rằng Mị Châu chính là kẻ phản tặc, vua An Dương Vương nổi giận rút gươm chém đầu Mị Châu. Trước khi chết Mị Châu khấn nguyện nếu lòng nàng trong sạch thì chết xin biến thành châu ngọc, máu của nàng trai sò ăn đều hóa ngọc. Sau này, vì thương nhớ Mị Châu, Trọng Thủy lao xuống giếng mà chết. Người đời sau, lấy nước trong giếng rửa ngọc trai thì ngọc thêm sáng.

d, Muốn tóm tắt được văn bản tự theo nhân vật chính cần:

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính

- Chọn các sự việc chính liên quan tới nhân vật

- Tóm tắt lời nói, hành động, tâm trạng nhân vật theo diễn biến của các sự việc

Bình luận (0)